logo

Số 20 LK 20B khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Trường hợp nào Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ? Người giám hộ có những quyền nào

Cho tôi hỏi giám hộ là gì? Trường hợp nào Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ?

          Tư vấn

          Giám hộ là gì?

          Tại Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giám hộ như sau:

          Giám hộ

          1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

          2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

          3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

          Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

         Như vậy, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Giám hộ là gì? Quy định pháp luật về giám hộ.

          Trường hợp nào Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ?

          Tại Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cử, chỉ định người giám hộ như sau:

          Cử, chỉ định người giám hộ

          1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

          Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

          Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

          2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

          3. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

          4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.

          Như vậy, Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ trong trường hợp có sự tranh chấp giữ những người giám hộ.

          Người giám hộ có những quyền nào?

          Tại Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền của người giám hộ như sau:

          Quyền của người giám hộ

          1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

          a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

          b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

         c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

          2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

          Như vậy, người giám hộ có những quyền sau đây:

          - Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

          - Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

         - Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.